anh sang

Tác hại mà ánh sáng xanh mang lại cho đôi mắt của bạn Để lại bình luận

Ánh sáng xanh là thuật ngữ xuất hiện trong thế kỷ 21 với ý nghĩa không tốt cho sức khỏe. Nguồn gốc và những tác hại mà ánh sáng xanh mang lại là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Tác hại mà ánh sáng xanh mang lại cho đôi mắt của bạn
Tác hại mà ánh sáng xanh mang lại cho đôi mắt của bạn

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh là một khái niệm chỉ một loại ánh sáng màu xanh tím có năng lượng rất cao với bước sóng từ 380-450nm và ánh sáng xanh làm có bước sóng lớn hơn là từ  450nm – 500nm. Vì vậy khi nhìn trong thời gian lâu sẽ dẫn tới hiện tượng nhức mỏi mắt. Hiện tượng này thường thấy khi bạn sử dụng điện thoại, máy vi tính, laptop,… trong thời gian dài.

Nguồn gốc của ánh sáng xanh

Nguồn gốc của ánh sáng xanh được tìm thấy từ trong nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy mà bầu trời có màu xanh. Ngoài từ năng lượng mặt trời ánh sáng xanh cũng được tìm thấy từ các thiết bị như: điện thoại, máy tính, tivi, đèn LED,….

Hiện nay theo thống kê trên thế giới có 60% người dân sử dụng Smartphone. Việc sử dụng thường xuyên trong môi trường thiếu sáng dễ làm tổn thương mắt. Bởi nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, điện thoại sẽ dẫn tới hiện tượng đau đầu, mệt mỏi,…..

Tuy nhiên, ánh sáng xanh có 2 loại: ánh sáng xanh ngọc và ánh sáng xanh tím

Ánh sáng xanh ngọc có tác dụng điều hòa giấc ngủ, nhận biết màu sắc tốt hơn, giữ tinh thần lạc quan,. mạnh mẽ.

Ngược lại với ánh sáng xanh ngọc: Dòng ánh sáng xanh tím có những ảnh hưởng tiêu cực đến mắt như: gây đau đầu mất ngủ, gây căng mắt, mỏi mắt, tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Ánh sáng xanh – kẻ thù của sắc đẹp của phụ nữ

Những vết chân chim là biểu hiện cho thời gian qua đi đồng thời đây cũng là dấu hiệu của việc bạn sử dụng quá nhiều điện thoại hoặc máy tính vào buổi tối hoặc trong không gian không đủ ánh sáng. Nguyên nhân này khiến cho chúng ta có thói quen nheo mắt để nhìn rõ hơn từ đó mà khiến các vết chân chim ngày càng rõ nhất là đối với những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.

Ánh sáng xanh – kẻ thù của sắc đẹp của phụ nữ
Ánh sáng xanh – kẻ thù của sắc đẹp của phụ nữ

Ngoài ra ánh sáng xanh cũng mang đến một nguồn năng lượng nhiệt mặt khiếm cho da của chúng ta bị khô. Khi tiếp xúc trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng như: Sạm da, mụn, tàn nhang… 

Nguồn sáng xanh ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bạn

Ánh sáng xanh dễ dẫn tới tình trạng bị mỏi mắt gây ra hiện tượng mất ngủ, tim đập nhanh rất nguy hiểm với người già bị cao huyết áp, 

Ánh sáng xanh nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh liên quan tới thị lực

Các triệu chứng: khô mắt, nhức mắt, mắt nhìn mờ, khó tập trung, căng mắt, kích thích mắt, đau đầu, đau cổ và mệt mỏi hay còn gọi là triệu chứng thị giác màn hình. 

Thoái hóa hoàng điểm có biểu hiện như: rối loạn thị lực, thị lực giảm dần, có điểm đen ở trước mắt, … . bệnh này có  khả năng mù lòa rất cao nên khi có những biểu hiện trên bạn nên đến các cơ sở y tế để 

Ánh sáng xanh cũng dẫn tới nguy cơ bị đục thủy tinh thể ở người trẻ. Vì vậy việc bảo vệ mắt để có đôi mắt khỏe mặt là rất quan trọng.

Một số phương pháp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh

Bên cạnh nguồn sáng xanh tím không có tác dụng tốt với sức khỏe thì nguồn sáng xanh ngọc có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Vậy làm gì để bảo vệ mặt khỏi ánh sáng xanh tím?

– Thời gian tiếp xúc với máy tính và điện thoại liên tục không quá 3h. Nếu phải tiếp xúc trong thời gian dài hãy nghỉ giải lao từ 5-10 phút.

– Trồng cây xanh là phương án tốt cho sức khỏe của mặt vừa giúp mắt điều tiết tốt hơn vừa làm giảm bớt ánh sáng xanh trong nơi làm việc. nên ưu tiên lựa chọn những cây to dễ chăm.

– Vị trí bàn làm việc hợp lý,  đặt vị trí màn hình cách mắt từ 50- 60cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10- 20cm.

– Bổ sung các dòng thực phẩm tốt cho mắt như Omega 3 hay dầu cá và khám mắt định kỳ để bảo vệ mắt và phát hiện sớm những bệnh liên quan đến mắt để có phương án khắc phục, điều trị sớm..

Ánh sáng xanh có bước sóng năng lượng cao vì vậy, bạn nên lưu ý khi tiếp xúc gần với nguồn ánh sáng này cũng như có phương pháp để giảm những tác hại của bước sóng này đến cơ thể và nhất là cơ quan thị giác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *